nhat.dev
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Đăng nhập
logo nhat.dev
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ
No Result
View All Result
nhat.dev
No Result
View All Result
Home Lập trình

Log bug gồm những thông tin gì

Nhat Tran by Nhat Tran
17 Tháng Tám, 2019
Log bug gồm những thông tin gì
130
SHARES
3.4k
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Trong phát triển phần mềm, bug là không tránh khỏi. Vậy khi nhìn thấy bug thì chúng ta cần log bug, nhưng log bug gồm những thông tin gì. Hôm nay mình sẽ chia sẻ các bạn một bug gồm các thông tin gì nhé!

Có rất nhiều công cụ để chúng ta log bug: redmine, backlog, jira,… chúng ta có thể tạo template log bug theo format chung để dễ quản lý, nhưng nhìn chung thì đều bao gồm các thông tin cơ bản sau:

Có thể bạnquan tâm

Vì sao Flutter là lựa chọn tốt nhất để làm mobile app 2021

4 xu hướng Front-end 2021

Low-code là gì? Tương lai của lập trình

1. Tracker/ticket type : phải được chọn là “Bug”

Như vậy có thể dễ dàng filter tìm kiếm danh sách các bug mà không lẫn với các Feature và Task .

2. Subject : phải mô tả ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích

Nên gắn title name cụ thể, tương ứng môi trường nào, với màn hình nào, nội dung khái quát của bug là gì VD: [Android] [Login screen] “Login” button layout is broken

3. Description

3.1 Overview của bug

Overview của bug cần ngắn gọn, dễ hiểu, mô tả tổng quan về bug, nêu lên vấn đề phát sinh và điều kiện phát sinh vấn đề đó (nếu có).

Overview của bug cần phải bao gồm các từ khóa quan trọng và dễ nhớ.

3.2 Các bước tái hiện bug

Cần mô tả điều kiện xảy ra bug ” Precondition ”

Trước khi bug xảy ra thì bạn đang ở màn hình nào?

Khi bug xảy ra thì bạn đã đăng nhập theo roll account nào (member/admin/…)?

Bạn đang sử dụng chức năng nào dưới nền thì bug xảy ra (chạy video/music/…)?

Bug chỉ xảy ra khi có những điều kiện gì thỏa mãn (một lỗi khác xảy ra trước/chuyển màn hình theo một trình tự cụ thể/sự thay đổi về phần cứng hay config thiết bị/…)?

Cần mô tả đầy đủ “step by step” cụ thể, để bất cứ dev hay tester khác đọc có thể hiểu được cách tái hiện bug như thế nào.

Đối với các value input or account test thì mô tả luôn trong step để dễ tái hiện hơn. VD. Step1. Login successfully with account valid (Tester/ 123456)

Hãy đảm bảo rằng các bước thực hiện phải chi tiết, chính xác, ngắn gọn, đầy đủ thông tin (có thể kèm theo loại thiết bị gây lỗi, account xảy ra lỗi, tên của test data,…)

Các bước thực hiện nên cover toàn bộ quá trình tái hiện bug, bao gồm cả các bước tái tạo Precondition

Cần confirm kết quả của từng bước (OK/NG) kèm theo những biểu hiện khác mà bạn cho là quan trọng (nếu có)

3.3 Expected Result phải chính xác

Expected Result là kết quả mong đợi, kỳ vọng của một hành động hoặc tổ hợp hành động được thực hiện trên sản phẩm.

Kết quả mong đợi chủ yếu dựa trên Requirement của khách hàng. Tuy nhiên khi Requirement không đủ chi tiết hay thiếu rõ ràng, thiếu hợp lý thì QA cần phải dựa trên quan điểm người dùng (common senses) để đánh giá và xác định một mức phản hồi chấp nhận được (compromise) mà khách hàng không phản đối và dev cũng cảm thấy đồng tình.

3.4. Actual Result phải mô tả chi tiết:

Actual Result là hiện trạng bug xảy ra trên sản phẩm, không đúng so với Expected Result

Do vậy, Actual Result nên được viết lại dựa trên Expected Result để người đọc dễ dàng phân biệt chúng với nhau.

3.5. Môi trường test

Bug được tái hiện trên những hệ máy nào (laptop/mobile)? Bug xảy ra trên kích cỡ màn hình độ phân giải bao nhiêu?

Bug đã được tái hiện trên hệ điều hành nào? (Windows/Ubuntu/Mac/OSX/Android/iOS)? Bug xảy ra trên trình duyệt cụ thể nào không (Chrome/Firefox/Safari/IE)? Bug xảy ra trên version bao nhiêu?

Bug được tái hiện trên ipa/ apk nào? server test gì?
VD

Device: iPhone 6s
OS version: iOS 9.0
Server version:
iPA/Apk:

3.6. Tỷ lệ % tái hiện bug

Nhất là đối với app iOS/Android, nhiều bug phát sinh mà tester tái hiện nhiều lần mới xảy ra bug. Vì vậy cần điền % tái hiện bug là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ tái hiện thấp, thì có thể set độ ưu tiên thấp để dev fix giai đoạn sau

4. Status

Khi tạo bug mới sẽ để status là “New”

Tùy vào các dự án khác nhau, quy trình khác nhau để thay đổi thành các status tương ứng cho hợp lý : In Progress, Resolved, Testing, Tested, Feedback, Staging Closed, Closed, Approved, Pending

5. Priority

Khi log bug cần đánh giá độ ưu tiên của bug để dev dựa vào list bug, có thể fix bug có độ ưu tiên cao trước

Độ ưu tiên của bug bao gồm các trạng thái, sắp xếp theo thứ tự: Immediate > Urgent > High > Normal > Low

6. Assignee

Khi log bug cần assign bug cho dev phụ trách fix bug hoặc leader dev để phía dev tự chia bug cho nhau fix.

7. Target version

Cần set target version chính xác, tương ứng với mốc milistone của dự án, gắn theo ticket Feature/Task cha.

8. Parent task

Cần gắn id ticket cha vào bug để dễ focus quản lý, thống kê các bug của Task nào, số lượng bao nhiêu, đã fix bao nhiêu bug, còn bao nhiêu bug

9. Start date

Chọn start date chính là ngày tester log bug, tránh copy bug và quên chưa thay đổi ngày nhé. Vì sẽ ảnh hưởng đến due date của các bạn dev fix bug

10. Bug Severity

Một số công ty thêm cả phần Bug Severity để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bug đối với toàn hệ thống? khả năng degrade khi fix bug sẽ như thế nào.

11. Evidence

Log bug thì cần kèm theo hình ảnh, video để có thể nhìn bug trực quan và dễ hiểu hơn.

Có thể chọn Files -> Chọn tệp tin và dính kèm vào bug

Trường hợp dung lượng lớn hơn (Maximum size), thì có thể đẩy video lên thư mục dự án và get link video vào ticket log bug
Tổng kết

Đây là Template lý tưởng mà một Bug Ticket nên được viết. Với dự án nhỏ, số lượng team member nhỏ thì có thể đơn giản hóa hoặc thu gọn template.

Tester nên có sự trao đổi, confirm với dev để tìm hiểu thêm về bug và thống nhất ý kiến về giải pháp trước khi log bug.

Bug Ticket cần được assigned cho Dev khi được tạo ra. QA sẽ quyết định xem bug được add vào Sprint nào tùy vào độ ưu tiên và tính nghiêm trọng.

Dev cần chuyển status của Bug Ticket từ “New” sang ” In progess” sau khi bắt đầu fix bug, và sẽ assign lại cho QA khi bản fix đã được approved/merged/deployed.

Tester khi verify bug sẽ phải note lại viewpoint các case đã test gồm các case nào? version test? môi trường test mà Bug được fixed 100% và chuyển “Closed”. Nếu bản fix chưa xử lí triệt để và vẫn còn bug, tester assign lại Bug Ticket cho Dev và để status là “Feedback”.

Quy trình mỗi dự án, mỗi công ty khác nhau, chúng ta cần xem xét thống nhất một flow để hoạt động dự án hiệu quả và tốt nhất có thể nhé.

Source: Viblo
Tags: bugtester
Bài viết trước

Authentication trong ReactJs, VueJs – nên lưu Token ở đâu?

Bài viết sau

“Code dễ đọc” là như thế nào?

Nhat Tran

Nhat Tran

Chia sẻ vài thứ hay ho bản thân tìm hiểu và tìm kiếm được đến mọi người

Bài viết sau
“Code dễ đọc” là như thế nào?

“Code dễ đọc” là như thế nào?

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Recommended.

Làm gì để giảm tỷ lệ trả hàng/hoàn tiền trên sàn TMĐT?

Làm gì để giảm tỷ lệ trả hàng/hoàn tiền trên sàn TMĐT?

23 Tháng Sáu, 2020
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Cài Web Driver cho card rời NVIDIA

30 Tháng Mười Một, 2019

Trending.

Hướng dẫn cài macOS trên Laptop, PC 2019

Hướng dẫn cài macOS trên Laptop, PC 2019

6 Tháng Chín, 2020
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Hướng dẫn tạo bộ cài vanilla hackintosh dễ dàng nhất

6 Tháng Ba, 2020
Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube 2020

Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube 2020

2 Tháng Mười Một, 2020
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Cài đặt Clover vào ổ cứng sau khi cài macOS

30 Tháng Mười Một, 2019
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Kích hoạt âm thanh trong hackintosh với AppleALC

30 Tháng Mười Một, 2019
nhat.dev

© 2019 nhat.dev

Chia sẻ chút kiến thức, kinh nghiệm, thủ thuật mà bản thân đã tìm hiểu và đọc được với mọi người

  • About me
  • Privacy & Policy
  • Advertise
  • Contact

Theo dõi tôi

No Result
View All Result
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ

© 2019 nhat.dev

Xin chào

Sign In with Facebook
OR

Đăng nhập bằng SSO Nhatdev

Quên mật khẩu?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập