nhat.dev
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Đăng nhập
logo nhat.dev
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ
No Result
View All Result
nhat.dev
No Result
View All Result
Home Tin công nghệ

Tại sao các hãng smartphone Trung Quốc lại thành lập thương hiệu con – sub brand?

Nhat Tran by Nhat Tran
11 Tháng Tám, 2019
Tại sao các hãng smartphone Trung Quốc lại thành lập thương hiệu con – sub brand?
474
SHARES
1.5k
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Twitter

Có một số các hãng smartphone thì chúng ta chỉ cần nghe tên là đã biết xuất xứ. Tứ hùng Trung hoa Huawei, Xiaomi, Vivo, Oppo đều năm trong top các hãng smartphone hàng đầu thế giới, nhưng nói tới Honor, Poco, Black Shark, IQoo, OnePlus, Realme nếu không phải anh em hay tìm hiểu công nghệ, thì chắc là nghĩ mấy thương hiệu trên là của Mỹ, hay Châu Âu gì đó, bởi vì tên nó khá tiếng Anh. Vậy nói rõ luôn cho anh em chưa biết, mấy thương hiệu tiếng Anh trên đều là thương hiệu con của Tứ hùng Trung Hoa kia. Vậy hôm nay xin tản mạn công nghệ với anh em về một vấn đề, tại sao các hãng Trung quốc lại thành lập thương hiệu con? Tại sao Samsung hay Apple không có thương hiệu con?

Niềm cảm hứng từ Nhật Bản

Vào những năm 1970, nước Mỹ lúc này đang rơi vào suy thoái kinh tế, xe hơi từ Nhật Bản rất thịnh hành ở Mỹ vì người Mỹ lúc này chuộng những loại xe kích thước nhỏ, giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu… là điều mà các hãng xe Mỹ và Châu Âu lúc này không hướng đến.

Có thể bạnquan tâm

Thủ thuật Chrome 87: Hiển thị đầy đủ URL của website

Các phần mềm đã cập nhật cho macOS Big Sur và hỗ trợ cho Apple M1

Apple Sillicon, điểm đánh dấu sự biến mất của Hackintosh?

Sau khi suy thoái qua đi, với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, lúc này thị hiếu của người Mỹ cũng xoay chuyển, từ tiện dụng và tiết kiệm chuyển sang sang trọng và xa xỉ. Bên cạnh đó phân khúc giá rẻ không bao giờ là mục tiêu lâu dài của bất kỳ hãng nào, phân khúc cao cấp là bắt buộc lúc này với các hãng xe Nhật, cả vì mục tiêu tài chính và áp lực thị trường.

Nhưng nếu thương hiệu đang bán hàng giá rẻ, giờ bán tiếp hàng cao cấp, sẽ rất khó tiếp cận người dùng. Thương hiệu con (sub brand) ra đời từ đây, Honda có Acura, Toyota có Lexus và Nissan có Infinity, và cho đến ngày nay, các thương hiệu này có thể xếp ngang hàng với Mercedes-Benz, Audi, BMW…

Các hãng smartphone Trung Quốc cũng vậy

Tương tự với các hãng smartphone Trung quốc, trước đây thường gắn liền với giá rẻ, chất lượng kém, mục tiêu khi lập sub brand của họ rất rõ ràng:

  • Xóa bỏ ấn tượng xấu từ thương hiệu gốc, tiếp cận thị trường quốc tế: rõ ràng OnePlus (1+), Black Shark (cá mập đen), Honor (danh dự), Realme (cái tôi đích thực), Redmi (nốt Mi đỏ)… nghe Tây hơn, quốc tế hơn những cái tên như Oppo, Xiaomi, Huawei… Tuy nhiên một điều ngược lại so với ô tô, đa phần các sub-brand của smartphone đều hướng đến cấu hình ngon, giá rẻ.
  • Nâng tầm thương hiệu, vươn lên phân khúc cao cấp, cũng như các hãng xe Nhật, phân khúc cao cấp luôn là mục tiêu mà các hãng smartphone Trung quốc hướng đến, cao cấp sẽ mang đến lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng không thể khi mà smartphone nghìn đô mang thương hiệu Huawei, mà smartphone 200 usd cũng mang thương hiệu Huawei được, phân khúc tầm thấp lúc này được chuyển qua cho Honor, Huawei tiếp tục bước tiến cao cấp với P và Mate. Tương tự với Xiaomi, dòng Mi vươn lên cao cấp, còn tầm thấp để Redmi, phá giá để Poco lo.
  • Nhắm vào những phân khúc đặc thù, Black shark của Xiaomi định hướng là thương hiệu smartphone chơi game, OnePlus định vị là “flagship giá rẻ”
  • Bao quát tập người dùng, làm kinh doanh ai cũng hiểu, không nên bỏ tất cả trứng vào một rỗ, sub brand cũng như vậy. Việc có một thương hiệu con nhằm phân hóa hoạt động, sẽ dễ dàng bao quát tập người dùng hơn, nghìn đô người dùng không thích Huawei, xuống giá thì có Honor
  • Giảm bớt rủi ro, nếu có trục trặc xảy ra, thương hiệu con không bị ảnh hưởng nhiều vì trong mắt người dùng đây là 2 thương hiệu độc lập, điển hình như là vụ Huawei bị nước Mỹ ban, hoạt động kinh doanh smartphone thương hiệu Huawei có thể nói là liệt nửa người, lúc này vẫn còn Honor gánh bớt

Sub brand rõ ràng có rất nhiều lợi ích, vậy sao Apple, Samsung không làm?

Đơn giản, thương hiệu Apple đã quá mạnh, họ là thương hiệu Mỹ, đang là bá chủ phân khúc cao cấp, ngoài bán iPhone họ còn iPad, còn Apple Music, Arcade, News, App store… họ không có lý do gì để tạo sub brand cả, nếu có lý do để tạo sub brand, thì đó chỉ khi họ muốn tiến đến phân khúc tầm trung giá rẻ, và có lẽ điều này không bao giờ xảy ra.

Samsung cũng vậy, khởi đầu cho Android cao cấp với Galaxy S, Note, là thương hiệu Hàn Quốc, họ không cần che dấu xuất xứ, bên cạnh smartphone họ còn rất nhiều ngành kinh doanh khác như chip, tablet, laptop, bán dẫn, DRAM… thực chất họ không có sub brand nhưng họ đã phân hóa sản phẩm rất rõ ràng, S, Note cao cấp, A cận cao cấp và tầm trung, M giá rẻ, tất cả đều là Samsung Galaxy, thương hiệu mà ai cũng biết và có ấn tượng tốt.

 

Tags: smartphone
Bài viết trước

Ảo tưởng sức mạnh ở người trẻ – Căn bệnh làm mất giá trị bản thân

Bài viết sau

Package-lock.json là gì?

Nhat Tran

Nhat Tran

Chia sẻ vài thứ hay ho bản thân tìm hiểu và tìm kiếm được đến mọi người

Bài viết sau
Package-lock.json là gì?

Package-lock.json là gì?

Subscribe
Notify of
guest
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Recommended.

Mô hình Kano là gì? Áp dụng mô hình Kano trong cách code như nào?

Mô hình Kano là gì? Áp dụng mô hình Kano trong cách code như nào?

23 Tháng Hai, 2020
Tải Mimestream ứng dụng Gmail cho macOS cực ngon và đang miễn phí

Tải Mimestream ứng dụng Gmail cho macOS cực ngon và đang miễn phí

11 Tháng Chín, 2020

Trending.

Hướng dẫn cài macOS trên Laptop, PC 2019

Hướng dẫn cài macOS trên Laptop, PC 2019

6 Tháng Chín, 2020
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Hướng dẫn tạo bộ cài vanilla hackintosh dễ dàng nhất

6 Tháng Ba, 2020
Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube 2020

Cách “lách” bản quyền âm thanh và hình ảnh video Youtube 2020

2 Tháng Mười Một, 2020
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Cài đặt Clover vào ổ cứng sau khi cài macOS

30 Tháng Mười Một, 2019
Chuẩn bị kiến thức cơ bản trước khi “vọc” hackintosh

Kích hoạt âm thanh trong hackintosh với AppleALC

30 Tháng Mười Một, 2019
nhat.dev

© 2019 nhat.dev

Chia sẻ chút kiến thức, kinh nghiệm, thủ thuật mà bản thân đã tìm hiểu và đọc được với mọi người

  • About me
  • Privacy & Policy
  • Advertise
  • Contact

Theo dõi tôi

No Result
View All Result
  • Tin tức
  • Dịch vụ
  • Lập trình
    • ReactJS
    • React Native
    • Angular
    • VueJS
  • Hackintosh
    • Hackintosh
    • Opencore
  • Liên hệ

© 2019 nhat.dev

Xin chào

Sign In with Facebook
OR

Đăng nhập bằng SSO Nhatdev

Quên mật khẩu?

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Đăng nhập

Lấy lại mật khẩu

Vui lòng nhập tên người dùng hoặc địa chỉ email của bạn để đặt lại mật khẩu của bạn.

Đăng nhập